Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là phóng viên báo Thanh niên. Hiện tại, tôi đang thu thập tư liệu phục vụ cho việc hoàn thành chuyên đề về công tác giải quyết các vụ án hình sự trong đó đối tượng phạm tội là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, tôi cần bổ sung thêm một số thông tin. Cho tôi hỏi trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự nhưng bị áp dụng các biện pháp giáo dục, giám sát chẳng hạn biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì trình tự, thủ tục áp dụng được tiến hành ra sao? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!  Ngọc Anh (anh***@gmail.com)

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Nội dung của bộ luật đã được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định thể hiện điểm tiến bộ hơn so với quy định tại Bộ luật tố tụng 2003. Một trong những quy định được bổ sung tại bộ luật này đó là đề ra thủ tục tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 428 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau:

1. Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.

2. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:

a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;

c) Lý do, căn cứ ra quyết định;

d) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;

đ) Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;

e) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

g) Họ tên người bị hại;

h) Họ tên những người khác tham gia hòa giải;

i) Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải.

3. Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.

4. Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.

5. Biên bản hòa giải có các nội dung chính:

a) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hòa giải, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;

b) Họ tên Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;

c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị hại;

đ) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;

e) Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày của những người tham gia hòa giải;

g) Kết quả hòa giải; người dưới 18 tuổi, cha mẹ hoặc người đại diện của người dưới 18 tuổi xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có); người bị hại, người đại diện của người bị hại đã tự nguyện hòa giải, đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (nếu có);

h) Chữ ký của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hòa giải.

6. Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.

Nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi phạm tội và chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội, Bộ luật hình sự 2015 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Thay vào đó, việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng nói riêng, các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung là một trong những điểm mới nổi bật của Bộ luật hình sự 2015, thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người dưới 18 tuổi. Đối với mỗi biện pháp giám sát, giáo dục, pháp luật hiện hành đề ra trình tự, thủ tục áp dụng riêng, quyết định áp dụng từng biện pháp cũng thể hiện các nội dung khác nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Tổng hợp các tội phạm trong lĩnh vực thuế theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán pháo lậu bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị xử lý hình sự khi hành nghề mê tín dị đoan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nói về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm giả thông tin chuyển khoản để ăn chặn tiền từ thiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
342 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào