Thẩm quyền thu phí thi hành án dân sự
Thẩm quyền thu phí thi hành án dân sự được quy định tại Điều 3 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Cụ thể là:
Cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành các bản ản, quyết định được đưa ra thi hành theo quy định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơ quan, tổ chức
Khi các cá nhân, tổ chức phát sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết, phán quyết của Tòa án chỉ là kết quả về mặt pháp lý. Để bảo vệ quyền lợi của mình trên thực tế, người được thi hành án, cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu phải yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự bao gồm: cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu. Trong các trường hợp vụ thể thi thẩm quyền thi hành án của các cơ quan này theo quy định tại Điều 35 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Căn cứ quy định đã trích dẫn thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành án thì có thẩm quyền thu phí thi hành án dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 216/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Gián điệp mạng là gì? Gián điệp mạng gồm những hành vi nào?
- Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Tỷ lệ mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp cơ bản là bao nhiêu?
- 'Thành phố Hoa phượng đỏ' là thành phố nào? Có phải đến năm 2030, Hải Phòng sẽ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt?