Tội tham ô tài sản theo Bộ Luật hình sự 2015

Tội tham ô tài sản được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nguyễn Thùy Dương, sống tại TP.HCM. Hiện nay tôi đang là sinh viên năm thứ nhất, Trường Đại học Ngân hàng. Tôi đang tìm hiểu một số tội danh theo Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018). Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản theo Bộ Luật hình sự 2015. Hình phạt áp dụng đối với tội danh này là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)  

Theo quy định tại Điều 352 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), Điểm e Khoản 2 Điều này được bổ sung bởi Điểm r Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đún đắn, quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức.

Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản.

Mặt khách quan: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi chiếm đoạt này là giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

- Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội:

Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 2) hoặc  phạt tù từ 15 năm đến 20 năm (Khoản 3) hoặc phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (Khoản 4).

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội tham ô tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng! 

Tội phạm về chức vụ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm về chức vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại bao nhiêu tiền thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có phải là hành vi tham nhũng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội đào nhiệm theo điều 363 Bộ luật hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa tiền để chạy việc có vi phạm gì không?
Hỏi đáp pháp luật
Tham ô bao nhiêu tiền sẽ bị phạt tù?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận tiền để chạy việc cho người khác nhưng không làm được thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm về chức vụ
428 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào