Quy trình xây dựng, ban hành quy định các yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng

Quy trình xây dựng, ban hành quy định các yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một giáo viên đang giảng dạy tại một trường cao đẳng tại Cần Thơ, tôi được biết pháp luật có quy định về các yêu cầu về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp trung cấp. cao đẳng, vậy anh/chị cho tôi hỏi: Quy trình xây dựng, ban hành quy định các yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! Thu Phượng (thuphuong***@gmail.com)

Quy trình xây dựng, ban hành quy định các yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp được pháp luật quy định tại Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, như sau:

1. Chuẩn bị

a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra Quyết định Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm).

b) Tổ chức tập huấn phương pháp, quy trình xây dựng cho Ban chủ nhiệm.

2. Ban chủ nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo theo các bước sau:

a) Xây dựng kế hoạch tổng hợp, kế hoạch chi tiết và thời gian tổ chức thực hiện.

b) Nghiên cứu, điều tra khảo sát về: tiêu chuẩn nghề nghiệp tại các doanh nghiệp; tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm, chức danh trong doanh nghiệp; hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

c) Tổ chức biên soạn mục tiêu, cấu trúc và nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo được giao (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo).

d) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, các nhà tuyển dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo.

đ) Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn và quản lý đào tạo.

e) Sửa chữa, biên tập tổng thể nội dung dự thảo trên cơ sở thu thập và phân tích các ý kiến góp ý, phản hồi.

3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra và giám sát trong quá trình tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.

4. Tổ chức thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để áp dụng trên toàn quốc.

Như vậy, quy trình xây dựng ban hành các quy định về yêu cầu năng lực đối với người học sau khi tốt nghiệp được thực hiện qua các giai đoạn từ chuẩn bị về khối lượng kiển thức và yêu cầu về năng lực, tiếp đến là xây dựng các quy định và đến giai đoạn cuối cùng là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Trên đây là nội dung câu trả lời về quy trình xây dựng và ban hành quy định các yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Người học
Hỏi đáp mới nhất về Người học
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp người học nghề sau khi học xong không làm việc theo cam kết
Hỏi đáp pháp luật
Người học nghề, tập nghề và thử việc bị tai nạn lao động được chi trả chế độ tại nạn lao động
Hỏi đáp pháp luật
Người học nghề gây thiệt hại, ai bồi thường?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ khuyến khích đối với người học bằng tiếng nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng xe tập lái không có ghế ngồi chắc chắn cho người học trên thùng xe bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Người làm công, người học việc gây thiệt hai
Hỏi đáp pháp luật
Bồi thường thiệt hại do người làm công người học nghề gây ra là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Người học nghề, tập nghề có phải tham gia BHXH bắt buộc?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi việc thu học phí của doanh nghiệp C đối với những người học nghề như tôi có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người học
Thư Viện Pháp Luật
251 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào