Tố giác tội phạm và tin báo tội phạm khác nhau chỗ nào?

Điểm khác nhau giữa tố giác tội phạm và tin báo tội phạm được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Thời gian gần đây, tôi thường xuyên theo dõi các tin tức về tình hình giải quyết các vụ án hình sự đang được dư luận hết sức quan tâm. Qua một vài tài liệu, tôi thấy một số bài viết đề cập đến việc xác định dấu hiệu tội phạm căn cứ vào hoạt động tố giác tội phạm, một số thông tin lại nói về việc căn cứ vào tin báo tội phạm. Tôi thắc mắc không biết giữa tố giác tội phạm và tin báo tội phạm khác nhau ở điểm nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều! Đàm Phương Anh (anh***@yahoo.com)  

Để tìm ra điểm khác nhau giữa hoạt động tố giác tội phạm và tin báo tội phạm, trước hết cần xác định, căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì:

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Về điểm khác nhau:

- Tố giác về tội phạm được hiểu là sự tố cáo của công dân về những hành vi nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật cho phép công dân có thể tố cáo về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện không nhất thiết phải là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác. Tố giác có thể bằng miệng có thể trực tiếp hoặc qua thư, điện thoại hoặc bằng văn bản…

Trường hợp người bị hại trình báo về sự kiện phạm tội liên quan đến họ cũng được coi là tố giác của công dân. Khi nhận được thông tin tố giác về tội phạm qua điện thoại cơ quan tổ chức nhận tin phải kiểm tra, ghi nhận số điện thoại và tên tuổi, địa chỉ của người tố giác và những thông tin khác có ý nghĩa phục vụ xác định người tố giác, giải thích trách nhiệm cho họ. Mặt khác, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra và có trách nhiệm thiết lập liên hệ trực tiếp với người tố giác để làm rõ căn cứ khởi tố vụ án. Trường hợp người bị hại trình báo và yêu cầu khởi tố thì bản chất của sự việc cũng là sự tố giác về tội phạm, chính vì thế điều luật không quy định riêng một khoản độc lập.

- Tin báo về tội phạm được hiểu là thông tin, thông báo, báo cáo của các cơ quan, tổ chức với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án về những hành vi, vụ việc đã xảy ra mà các cơ quan, tổ chức đó cho là tội phạm.

Khái niệm tin báo được hiểu một cách tương đối, xét trong mối liên hệ với tố giác về tội phạm thì tố giác là hành vi của công dân là người mục kích, người nhận được thông tin về tội phạm hoặc là nạn nhân của tội phạm với một cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó. Trong khi đó, ý nghĩa tin báo phản ánh mối liên hệ giữa một chủ thể có tính chất pháp nhân – cơ quan, tổ chức truyền tin đi với một cơ quan có trách nhiệm trong hệ thống chủ thể thực hiện các quyền năng tố tụng hình sự mà trực tiếp ớ đây là quyền khởi tố vụ án hình sự. Trong đó, tin báo có thể là sự chuyển tiếp những thông tin mà cơ quan, tổ chức đã nhận được từ tố giác của công dân. cũng có thể ỉà những thông tin thu được từ hoạt động nghiệp vụ của ngay chính tổ chức đó (ví dụ, qua thanh tra, kiểm tra) hoặc được phản ánh bằng chính hoạt động truyền thông theo chức năng nghề nghiệp (các cơ quan thông tin đại chúng).

Căn cứ vào Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tin báo có thể được phân thành hai loại:  tin do cơ quan, tổ chức gửi đến cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trực tiếp phản ánh về tội phạm hoặc tin báo được chính thức thông báo hoặc phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng mà các cơ quan chuyên trách đấu tranh với tội phạm có thẩm quyền phải xem xét, nghiên cứu để rút ra những kết luận.

Như vậy, sự khác nhau giữa tố giác tội phạm và tin báo tội phạm được thể hiện qua những điểm chủ yếu nêu trên. Bạn lưu ý để nắm rõ vấn đề khi tiếp nhận thông tin về các hoạt động này thông qua các kênh thông tin khác nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn về điểm khác biệt giữa tố giác tội phạm và tin báo tội phạm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Tố giác tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tố giác tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố giác tội phạm chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tố giác tội phạm bằng ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Tố giác tội phạm ở đâu là đúng pháp luật? Ai có quyền tố giác tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?
Hỏi đáp pháp luật
Tố giác tội phạm qua thư điện tử?
Hỏi đáp pháp luật
Công dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Ai có nhiệm vụ giải quyết tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Ai có nhiệm vụ giải quyết tố giác tội phạm?
Hỏi đáp pháp luật
Làm sao bí mật tố giác tội phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố giác tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
970 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố giác tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố giác tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào