Hình phạt đối với pháp nhân phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo Bộ Luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 213 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đ xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.
...
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Thứ nhất, dấu hiệu pháp lý của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là:
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định quản lý hoạt động bảo hiểm của Nhà nước.
Chủ thể: Là bất kỳ người nào, pháp nhân thương mại đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội này thể hiện qua việc thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin,... để chiếm đoạt tiền bảo hiểm.
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. Biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, mong muốn hậu quả xảy ra.
Thứ hai, hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về hình phạt tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?