Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập thư Ký Luật. Vừa qua tôi có theo dõi diễn biến quá trình xét xử vụ án của hoa hậu Phương Nga bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa gần nhất, tôi được biết, hoa hậu Phương Nga được tạm thời cho tại ngoại đồng thời bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Tôi thắc mắc không biết theo quy định pháp luật thì các biện pháp ngăn chặn được quy định như thế nào, cụ thể gồm những biện pháp nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều!  Bùi Thanh Dung (dung***@gmail.com)

Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: 

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Căn cứ các quy định trên, ta thấy biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong tố tụng hình sự đối với bị can, bị cáo, người truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như để bảo đảm thi hành án. Theo đó, pháp luật hiện hành quy định các biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Những biện pháp ngăn chặn này khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Đối với mỗi biện pháp ngăn chặn nêu trên, pháp luật hiện hành đều quy định cụ thể các căn cứ áp dụng, cơ quan có thẩm quyền áp dụng và yêu cầu của việc áp dụng từng biện pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào