Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả theo Bộ Luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 208 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ nhất, dấu hiệu pháp lý của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả:
Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định về quản lý tài chính (các phương tiện thanh toán) của Nhà nước.
Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
- Làm công cụ chuyển nhượng giả. Được thể hiện qua hành vi in, vẽ, photo… để tạo ra các đối tượng này giống như công cụ chuyển nhượng thật, nhằm làm cho người khác bị nhầm lẫn tưởng lầm là công cụ chuyển nhượng thật.
- Tàng trữ công cụ chuyển nhượng giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng nêu trên một cách trái pháp luật ở bất kỳ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, trao đổi.
- Vận chuyển công cụ chuyển nhượng giả. Được thể hiện qua hành vi đưa các đối tượng nêu trên từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương thức, phương tiện nào mà không nhằm mục đích mua bán, trao đổi.
- Lưu hành công cụ chuyển nhượng giả. Được thể hiện qua hành vi sử dụng các đối tượng nêu trên để thanh toán như là công cụ chuyển nhượng thật.
Điều luật này quy định cụ thể bốn hành vi nêu trên, nếu người phạm tội thực hiện cả bốn hành vi này thì định tội danh đầy đủ theo Điều luật. Nếu người phạm tội thực hiện chỉ một trong các hành vi thì định tội danh tương ứng với hành vi đó.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.
Thứ hai, hình phạt áp dụng:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về hình phạt tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng! a
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
- Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?
- Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?