Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Bộ Luật hình sự 2015
Theo quy định tại Điều 204 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:
1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Giải thích: Vi phạm các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:
Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lí nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ lưu thông trên thị trường. Đối tượng tác động của tội phạm là các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Chủ thể:
Đây là tội đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm là người có trách nhiệm trong quản lí, bảo quản hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, bao gồm:
Người mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Người có trách nhiệm của tổ chức mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Người có trách nhiệm của tổ chức đặt in hoặc nhận in hóa đơn.
Mặt khách quan: Có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Người thực hiện hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa bị án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
- Về hình phạt áp dụng:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về hình phạt tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Điện Biên giáp với những tỉnh nào?
- Năm sinh được đi dân quân tự vệ 2025? 02 hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ 22/12/2024?
- Không được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe khi người chưa nộp phạt vi phạm giao thông từ 01/01/2025?
- Hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024?
- Thống nhất mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới?