Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Bộ Luật hình sự 2015

Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Kính chào quý cơ quan. Tôi tên là Hoàng Anh, công tác tại Bình Phước. Tôi đang tìm hiểu về tội phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo Điều 203 Bộ Luật hình sự 2015. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề tôi chưa hiểu rõ lắm, nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi về dấu hiệu pháp lý của tội này. Mong nhận được câu trả lời từ quý cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn. (0905***)  

Theo quy định tại Điều 203 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

- Giải thích: Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi mua bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép các đối tượng là hóa đơn, chứng từ được sử dụng trong hoạt động thu nộp ngân sách nhà nước.

- Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là:

Khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý hóa đơn, chứng từ của nhà nước, đồng thời xâm phạm đến hoạt động quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.

Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào, pháp nhân thương mại có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan: Hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Về định lượng, việc mua bán hóa đơn, chứng từ phải với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Điều 203 Bộ Luật hình sự 2015 quy định ba hành vi phạm tội đó là in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước nên nếu người phạm tội thực hiện đầy đủ cả ba hành vi này thì sẽ định tội danh với đầy đủ tên gọi của Điều luật. Nếu thực hiện hai hành vi thì định tội danh có đầy đủ hai hành vi đó, ví dụ: Tội in và phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng! 

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước là gì? Quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện ngân sách nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-05a Mẫu Giấy nộp trả kinh phí mới nhất theo Thông tư 19?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước có nằm trong nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã chương, loại khoản, tiểu mục nộp thuế cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã Chương 757 tiểu mục 4944 là gì? Quy định về Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy rút dự toán ngân sách theo Nghị định 11 năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách nhà nước
446 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào