Làm thế nào để mang thiết bị y tế điện tử xách tay lên máy bay?

Điều kiện để mang thiết bị y tế điện tử xách tay lên máy bay được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Văn Dũng, hiện đang công tác tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Trong chuyến đi công tác sắp tới, tôi dự định sẽ mang theo một số thiết bị y tế điện tử xách tay phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, tôi nghe nói hiện nay, việc mang dụng cụ y tế lên máy bay phải trải qua quá trình kiểm tra, giám sát rất nghiêm ngặt. Nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp tôi, pháp luật hiện hành yêu cầu những điều kiện nào để được mang thiết bị y tế điện tử xách tay lên máy bay. Có văn bản nào quy định vấn đề này hay không? Rất mong nhận được phản hồi Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hồ Văn Dũng (dung****@gmail.com)

Điều kiện để mang thiết bị y tế điện tử xách tay lên máy bay được quy định tại Phụ lục II Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016 về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và Danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay.

Theo đó, hành khách được phép mang thiết bị y tế điện tử xách tay lên máy bay theo người, hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi. Tuy nhiên, để được mang lên, hành khách phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các thiết bị điện tử cầm tay (máy trợ tim, máy xông mũi họng, máy thở, v.v…) dùng pin lithium metal trên 2 gam đến 8 gam lithium hoặc pin lithium- ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh.

Mỗi người không được phép mang quá 2 viên pin dự phòng trong đó không quá 2 gam lithium đối với pin lithium metal hoặc 100Wh đối với pin lithium-ion. Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch (bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực, ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên, hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ) và mang theo hành lý xách tay. Mỗi viên pin dự phòng hoặc pin gắn liền với thiết bị phải là loại đáp ứng yêu cầu trong Phần III, Mục 38.3 Sổ tay Thử nghiệm và Phân loại của Liên Hợp Quốc.

Những điều kiện này xuất phát từ bản chất của các thiết bị điện tử sử dụng trong y tế là những vật phẩm có khả năng gây cháy, nổ trong một số điều kiện nhất định, tiềm tàng nguy cơ đe dọa tính mạng, sức khỏe của hành khách, gây nguy hiểm trong quá trình hoạt động của tàu bay và an ninh hàng không quốc gia. Do vậy, những dụng cụ này được liệt kê vào danh mục hàng hóa, vật phẩm nguy hiểm được phép mang lên máy bay.

Trên thực tế, theo quy chế riêng của mỗi hãng hàng không, các hãng có thể đưa ra những quy định về điều kiện cụ thể đối với từng dụng cụ thuộc danh mục hàng hóa, vật phẩm nguy hiểm được mang lên máy bay. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng dịch vụ của bất kỳ hãng hàng không nào, hành khách nên tìm hiểu kỹ các quy định về hàng hóa, hành lý cho phép vận chuyển của hãng đó thông qua các kênh như website, đường dây nóng,...

Như vậy, để được mang các thiết bị điện tử xách tay dùng trong y tế lên máy bay, bạn cần lưu ý những quy định trên. Bên cạnh đó, đối với pin dự phòng cho các thiết bị y tế điện tử xách tay cũng phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các loại pin lithium metal trên 2 gam đến 8 gam lithium hoặc pin lithium-ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện để mang các thiết bị điện tử y tế xách tay lên máy bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 633/QĐ-CHK năm 2016. 

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 14 tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày này không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 thì tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, dân số - lao động đến năm 2030 đạt bao nhiêu triệu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích toàn Vùng Thủ đô là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, đất xây dựng đô thị đến năm 2030 đạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 về đất xây dựng Điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 thì bình quân đạt bao nhiêu m2/người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 đặt ra mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt GRDP bình quân đầu người bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế, Nghị quyết 15-NQ/TW đề ra giải pháp gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
701 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào