Bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong một số trường hợp

Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Khang hiện đang sinh sống và làm việc tại TP Hải Phòng, trong quá trình tìm hiểu về luật quản lý thuế tôi có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập đó là người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn! Minh Khang (minhkhang***@gmail.com)

Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 25 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2017 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật quản lý thuế; Luật quản lý thuế sửa đổi và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau: 

Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.

b) Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

Như vậy, trong trường hợp các cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp hồ sơ thuế quyết toán thuế không chính xác, không đúng theo quy định, nếu trong quá trình kiểm tra hàng hóa và các hóa đơn chứng từ phát hiện người nộp thuế khai giá trị không đúng theo giá thực tế, cơ quan thuế có thể dựa vào mặt hàng cùng loại tại địa phương đó để xác định giá mà đối tượng nộp thuế khai trong hồ sơ khai thuế có chênh lệch hay không.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC năm 2017.

Trân trọng

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
184 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào