Các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước
Các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước. Cụ thể là:
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá dưới nước thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa dưới nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì cá nhân được quyền sở hữu các di sản văn hóa dưới nước. Di sản văn hoá dưới nước là di sản văn hoá vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các di tích, công trình xây dựng, địa điểm; di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng. Do đó, bạn có quyền được sở hữu các cổ vật được trục vớt trong bộ sưu tầm cổ vật của bạn.
Tuy nhiên, bạn chỉ được sở hữu các di sản văn hóa nếu giao dịch mua, bán cổ vật của bạn không trái với quy định của phát luật. Cụ thể như, mua các món cổ vật được trục vớt từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền sở hữu đối với món cổ vật đó. Ví dụ như các món cổ vật có giá trị tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định thuộc sở hữu của người tìm thấy, trục vớt cổ vật đó; đấu giá tại các phiên đấu giá có đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; đấu giá cổ vật trong các phiên đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức,...
Trong trường hợp, bạn thực hiện giao dịch mua bán trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp thì bị tịch thu tịch thu các tang vật vi phạm (di vật, cổ vật, bảo vật) theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi mua bán trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp theo quy định tại Khoản 26 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hình thức sở hữu và sử dụng di sản văn hóa dưới nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?