Hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong quân đội

Hồ sơ đề nghị xác nhận bệnh binh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Đoàn Văn Sang, tôi đang là quân nhân tại ngũ. trong quá trình hoạt động tại ngũ, năm 1972 tôi có tham gia kháng chiến tại chiến trường miền Nam và bị nhiễm chất độc hóa học. Nhưng đến nay, tôi vẫn chưa được xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học trong quá trình hoạt động kháng chiến. Tôi đã làm đơn đề nghị gửi lên đơn vị để được xác nhận, đơn vị cho tôi biết sẽ chuẩn bị hồ sơ để gửi lên cấp trên xác nhận. Cho tôi hỏi, thành phần hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm các loại giấy tờ nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định trên tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Đoàn Văn Sang (sang*****@gmail.com)

Hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong quân đội được quy định tại Điều 18 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Bao gồm:

Hồ sơ: 04 bộ (lưu tại đơn vị cấp giấy chứng nhận bệnh tật; đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Quân y/Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị), mỗi bộ gồm:

1. Bản khai cá nhân (Mẫu HH1).

2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Giấy XYZ; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

Một trong các bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; huân chương hoặc huy chương chiến sĩ giải phóng.

3. Bản sao có chứng thực bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến vô sinh theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.

Người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) được đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác nhận;

b) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không mắc bệnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP nhưng sinh con dị dạng, dị tật được Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.

4. Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

5. Biên bản giám định bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Hội đồng Giám định y khoa (Mẫu HH2).

6. Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học của Cục trưởng Cục Quân y/Bộ Quốc phòng (Mẫu HH3).

Sau khi đơn vị nhận được đơn đề nghị kèm theo các giấy tờ được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 18 Thông tư 202/2013/TT-BQP mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn trên đây thì cơ quan, đơn vị bạn đang công tác phải lập hồ sơ và đề nghị lên cấp trung đoàn hoặc tương đương kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên sư đoàn cấp trên trực tiếp và gửi hồ sơ về Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa Bộ Quốc phòng hoặc Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175/Bộ Quốc phòng để tơ chức giám định.

Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày giám định xong sẽ hoàn chỉnh và chuyển biên bản kèm theo hồ sơ đến Cục Quân y/Bộ Quốc phòng. Cục trưởng Cục Quân y/Bộ Quốc phòng trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa tiến hành cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, chuyển hồ sơ về Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.

Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và biên bản giám định; giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học ra quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn của ban biên tập Thư Ký Luật về hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tìm hiểu quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
355 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào