Tình thế cấp thiết được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015?
Tình thế cấp thiết được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015?
Tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 23 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi gây hậu quả trong tình thế cấp thiết phải thỏa mãn yếu tố sau:
Thứ nhất, phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc:
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: các hiện tượng thiên nhiên, cũng có thể phát sinh trong quá trình lao động sản xuất, do sự tấn công của súc vật trong một hoàn cảnh đặc biệt, buộc phải gây thiệt hại để bảo vệ một lợi ích lớn hơn
Thứ hai, việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất:
Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn
- Về trách nhiệm hình sự: Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tình thế cấp thiết được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
* Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết:
Thứ nhất, về nguồn nguy hiểm:
Ở phòng vệ chính đáng, nguồn nguy hiểm dẫn đến phòng vệ chính đáng phải là hành vi của con người còn trong tình thế cấp thiết, nguồn nguy hiểm này có thể là hành vi của con người, súc vật, thiên tai…
Thứ hai, về thiệt hại xảy ra:
Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ và thiệt hại này không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do hành vi xâm phạm các lợi ích cần bảo vệ gây ra. Còn hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể gây thiệt hại cho người gây ra tình thế cấp thiết hoặc một người khác và thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Thứ ba,
Phòng vệ chính đáng không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng nhưng hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải là lựa chọn cuối cùng (không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?