Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không có xác nhận của chuyên gia tính toán

Xử phạt như thế nào đối với doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không có xác nhận của chuyên gia tính toán? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thanh Yến. Tôi đang làm việc tại công ty bảo hiểm phi nhân thọ Fubon. Trong quá trình làm việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là nếu như doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không có xác nhận của chuyên gia tính toán thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0168***) 

Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không có xác nhận của chuyên gia tính toán được quy định tại Điểm c Khoản 3; Khoản 5 và Điểm a, c, d Khoản 6 Điều 28 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

c) Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán;

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

c) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này;

d) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cũng quy định về nhiệm vụ của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán như sau:” Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật”. Đồng thời, thông tư cũng quy định việc lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm khi trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nên có sự xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán để tránh tình trạng vi phạm và có thể bị phạt lên đến 70.000.000 đồng, đồng thời, những chức danh liên quan gây ra vi phạm có thể bị buộc bãi nhiệm và buộc đình chỉ, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thể bị đình chỉ từ 2 tháng đến 3 tháng.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không có xác nhận của chuyên gia tính toán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước ngày 15/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất các trường hợp bị khấu trừ lương, thu nhập khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất những tài sản không được kê biên trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 12/7/2024, cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt tới 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng từ ngày 12/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác lùn phạt bao nhiêu tiền? Chê người khác lùn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
225 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh mục các văn bản hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào