Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nộp tiền ký quỹ không đúng quy định

Xử phạt như thế nào đối với doanh nghiệp bảo hiểm nộp tiền ký quỹ không đúng quy định? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trương Ngọc Hòa. Tôi đang làm việc tại công ty bảo hiểm Hà Thành. Trong quá trình làm việc thì tôi có nghe đến việc nộp tiền ký quỹ của công ty bảo hiểm nhưng tôi không biết mức tiền ký quỹ đó được quy định như thế nào và nếu không nộp đủ thì sẽ bị xử lý ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (ngoc_hoa***@gmail.com) 

Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nộp tiền ký quỹ không đúng quy định được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Nộp tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật;

Ngoài ra, Ban biên tập cung cấp thêm thông tin đến bạn về việc nộp tiền ký quỹ như sau:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định, theo đó, mức vốn pháp định được quy định như sau:

+ Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 6 tỷ đồng)

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 7 tỷ đồng)

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam. (mức tiền ký quỹ: 8 tỷ đồng)

+ Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 12 tỷ đồng)

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 16 tỷ đồng)

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam. (mức tiền ký quỹ: 20 tỷ đồng)

+ Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam. (mức tiền ký quỹ: 6 tỷ đồng)

+ Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 4 tỷ đồng)

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 5 tỷ đồng)

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam. (mức tiền ký quỹ: 6 tỷ đồng)

+ Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

- Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 8 tỷ đồng)

- Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 14 tỷ đồng)

- Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam. (mức tiền ký quỹ: 22 tỷ đồng)

+ Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam; (mức tiền ký quỹ: 80 triệu đồng)

- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam. (mức tiền ký quỹ: 160 triệu đồng)

Thêm nữa, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.

Tóm lại, nếu như doanh nghiệp bảo hiểm không nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định nêu trên thì sẽ bị phạt cảnh cáo và khắc phục tình trạng (tức là phải nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật).

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nộp tiền ký quỹ không đúng quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác lùn phạt bao nhiêu tiền? Chê người khác lùn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp được giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chết thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc giả là gì? Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc giả có bị công khai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quán cà phê trá hình hoạt động kinh doanh quán bar, karaoke thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là bóc lột trẻ em? Ép buộc trẻ em làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào