Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc
Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 22/2011/TT-BYT tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện. Cụ thể là:
a) Thực hiện quy định của công tác dược, công tác chống nhiễm khuẩn.
b) Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện.
c) Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý khi pha chế thuốc cho trẻ em (chia nhỏ liều, pha thuốc tiêm truyền), thuốc điều trị ung thư.
d) Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở các đơn vị, khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bướu trong việc pha chế, sử dụng các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.
đ) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
g) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc tại bệnh viện được pha chế các loại thuốc, hoá chất, thuốc độc theo quy định danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện. Đối với mỗi mỗi đỗi tượng dùng thuốc khác nhau, mỗi loại bệnh khác nhau, mỗi loại thuốc khác nhau mà pháp luật yêu cầu về trình độ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc trực tiếp pha chế thuốc cũng khác nhau. Cụ thể là:
+ Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc mà có thực hiện pha chế thuốc cho khoa nhi, trẻ em thì bắt buộc phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học trở lên.
+ Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc mà có thực hiện pha chế thuốc cho khoa ung bướu (ung thư, bướu) thì bắt buộc phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học trở lên.
+ Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc mà có thực hiện pha chế thuốc các loại thuốc gây nghiện, thuốc thành phẩm gây nghiện thì bắt buộc phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học trở lên.
+ Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc mà có thực hiện pha chế thuốc cho các chuyên khoa khác không phải là khoa nhi và khoa ung bướu thì bắt buộc phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học trở lên.
+ Dược sĩ phụ trách pha chế thuốc mà có thực hiện pha chế thuốc có chứa yếu tố phóng xạ cần có chứng chỉ về thực hành an toàn bức xạ trong y tế.
Công việc pha chế thuốc đòi hỏi có tính nghiêm ngặt, tuân thủ theo quy định bởi người tiếp nhận thuốc pha chế đó có thể bị ảnh hưởng cho nên việc pha chế phải theo dúng quy định, kỹ thuật của bệnh viện, phải đảm bảo về chất lượng thuốc và an toàn cho người sử dụng. Do đó, thông thường người dược sĩ trực tiếp thực hiện pha chế thuốc là những người đã có kinh nghiệm, chuyên môn để có thể tiến hành pha chế thuốc theo nghiên cứu của mình. Mà theo thông tin bạn cung cấp cho Ban biên tập Thư Ký Luật thì bạn chưa tìm hiểu cũng như chưa có hiểu biết về vị trí này, do đó bạn nên cân nhắc để có quyết định tốt nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 22/2011/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?