Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kho bãi
Vấn đề thứ nhất, kinh doanh dịch vụ kho bãi là một dịch vụ nằm trong các dịch vụ kinh doanh logistics chủ yếu tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
Điều 5 Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động logistics chủ yếu như sau:
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Theo đó, yêu cầu về PCCC là một trong những điều kiện để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi kinh doanh dịch vụ kho bãi. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn không đáp ứng được yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy thì sẽ không được cấp phép kinh doanh dịch vụ kho bãi. Tuy nhiên, đối với các hoạt động kinh doanh logistics khác thì nếu doanh nghiệp của bạn đáp ứng được các điều kiện vẫn sẽ được phép kinh doanh.
Vấn đề thứ hai, vì doanh nghiệp của bạn không phải là doanh nghiệp có chức năng bán điện (việc doanh nghiệp khác sử dụng điện là kèm theo dịch vụ kho bãi) và khi thanh toán tiền điện với công ty điện lực thì bên công ty bạn vẫn là người đại diện thanh toán chung. Sau đó mới thu lại từ bên thuê có sử dụng điện. Do đó theo nguyên tắc lập hóa đơn tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP thì công ty bạn không được xuất hóa đơn riêng về khoản tiền điện đó (vì không phải là bên bán hàng hóa, dịch vụ). Khi khách hàng thanh toán chi phí dịch vụ kho bãi thì công ty bạn sẽ xuất hóa đơn chung, trong đó có bao gồm khoản tiền điện đã sử dụng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kinh doanh dịch vụ kho bãi. Để có thể hiểu rõ hơn về điều này bạn vui lòng tham khảo chi tiết các văn bản vừa nêu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?