Quyền vận chuyển hàng không nội địa được quy định thế nào?
Quyền vận chuyển hàng không nội địa được quy định tại Điều 115 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó:
1. Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong lãnh thổ của một quốc gia.
2. Quyền vận chuyển hàng không nội địa được cấp cho các hãng hàng không Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng
4. Hãng hàng không nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng không nội địa khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép trong các trường hợp sau đây:
a) Phòng chống hoặc khắc phục thiên tai, dịch bệnh;
b) Cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
Liên quan đến nội dung này, Ban biên tập xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau:
Hiện nay, pháp luật trao thẩm quyền cấp quyền vận chuyển hàng không cho Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, các hãng hàng không chỉ được phép thực hiện quyền vận chuyển trong phạm vi cho phép. Về căn cứ cấp quyền vận chuyển, Điều 17 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT hướng dẫn, hoạt động cấp quyền vận chuyển hàng không căn cứ vào:
1. Nhu cầu thị trường:
a) Đối với những đường bay mới chưa có hãng hàng không nào khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp trên cơ sở đề nghị của hãng hàng không dự định khai thác đường bay đó;
b) Đối với các đường bay đang khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp căn cứ kết quả khai thác trên các đường bay này tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
2. Khả năng của hãng hàng không:
a) Khả năng về tài chính, đội tàu bay, nhân lực;
b) Tính khả thi của kế hoạch khai thác tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
3. Cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế:
a) Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
b) Sự phát triển ổn định và hợp lý của các đường bay;
c) Cân đối vận tải hàng không giữa các vùng, miền, có tính đến yếu tố kích cầu và khuyến khích khai thác đến các cảng hàng không tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không (đường bay thiết yếu), các cảng hàng không có lượng khai thác thấp, thực tế khai thác các đường bay thiết yếu của các hãng hàng không;
d) Phân bổ tải cung ứng hợp lý cho các hãng hàng không Việt Nam trên mạng đường bay.
Bên cạnh quyền vận chuyển hàng không nội địa thì hiện nay, do nhu cầu sử dụng dịch vụ của hành khách không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia và ngày càng nhiều đường bay được mở rộng, hầu hết các hãng hàng không còn được cho phép thực hiện quyền vận chuyển hàng không quốc tế.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền vận chuyển hàng không nội địa. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?