Giáo viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào?
Về hành vi sinh con thứ 3 thì trước tiên cần lưu ý rằng đây không phải là hành vi vi phạm đối với tất cả mọi người. Việc xử lý hành vi vi phạm này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và Đảng viên.
Theo đó, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp (và không phải là Đảng viên) thì sẽ không có cơ sở pháp lý để xử lý kỷ luật. Về việc xử phạt đối với với cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ có 2 phần:
1- Xử phạt theo quy định về cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Cán bộ, công chức 2008 và Khoản 1 Điều 16 Luật Viên chức 2010 thì cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ “Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.”. Theo đó, việc sinh con thứ 3 đã vi phạm chính sách về kế hoạch hóa gia đình và sẽ phải chịu kỷ luật theo quy định. Việc kỷ luật này sẽ áp dụng theo các văn bản sau:
Đối với cán bộ: Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;
Đối với công chức: Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Đối với viên chức: Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Các hình thức xử lý kỷ luật của 3 đối tượng này hầu như là như nhau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc (đối với cán bộ thì còn 2 hình thức là Hạ bậc lương; Hạ ngạch, với công chức thì có thêm hình thức Hạ bậc lương).
Về việc áp dụng hình thức xử lý nào thì sẽ căn cứ theo mức độ vi phạm và quy định của các văn bản trên (cũng như quy chế của cơ quan). Tuy nhiên thường thì với vi phạm nhẹ (sinh con thứ 3) thì hình thức xử phạt chủ yếu chỉ là khiển trách, cảnh cáo.
2- Xử phạt theo quy định về Đảng. Cũng tương tự như cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên có nghĩa vụ “Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.”. Hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo Quy định 181-QĐ/TW năm 2013, cụ thể quy định ở Điều 26 như sau:
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: ...
2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.
Về thực tế thì 2 hình thức xử lý vi phạm của Đảng và cán bộ, công chức, viên chức hầu như luôn tương đương với nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề mà bạn quan tâm. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại các văn bản vừa nêu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?