Có được đóng bảo hiểm y tế tại nơi không có hộ khẩu thường trú không?

Có được đóng bảo hiểm y tế tại nơi không có hộ khẩu thường trú không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Thanh Tùng, hiện đang làm việc tại Đà Nẵng. Hiện giờ tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong Ban biên tập giải đáp giúp. Cho tôi hỏi, tôi hiện giờ không có hộ khẩu thường trú ở Đà Nẵng mà chỉ làm việc tạm thời ở đây thôi thì làm sao để đóng bảo hiểm và đăng ký khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đà Nẵng ạ? Nếu được thì mức đóng là bao nhiêu ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: thanh.tung92***@gmail.com

Việc đóng bảo hiểm y tế tại nơi không có hộ khẩu thường trú được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

“a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng;

b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này”.

Như vậy, hiện nay, việc mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện được tiến hành ở nơi người tham gia có sổ hộ khẩu hoặc có sổ tạm trú. Theo bạn cung cấp, bạn chỉ có tạm trú ngắn hạn (giấy tạm trú) tại Đà Nẵng thì không thể tham gia bảo hiểm y tế ở đây. Khi đó, để tham gia bảo hiểm y tế tại ở Đà Nẵng cho tiện đi khám chữa bệnh, bạn cần đến Ủy ban nhân dân xã/phường nơi bạn đang tạm trú để làm thủ tục cấp sổ tạm trú.

Sau khi có sổ tạm trú, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân xã/phường tại đây để làm thủ tục tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Theo nguyên tắc đã quy định từ Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP thì: "Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất".

Như vậy, với việc tăng mức lương cơ bản từ 1/1/2017 lên 1,3 triệu đồng/tháng. Do đó, giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2017 cho hộ gia đình đối với các thành viên cụ thể như sau:

+ Phí đóng BHYT tự nguyện người thứ nhất là 702.000 đồng/năm;

+ Phí mua BHYT tự nguyện người thứ hai là 492.000 đồng/năm;

+ Phí mua BHYT tự nguyện người thứ ba là 422.000 đồng/năm;

+ Phí mua BHYT tự nguyện người thứ tư là 351.000 đồng/ năm;

+ Phí mua BHYT tự nguyện người thứ năm trở lên 281.000 đồng/năm

....

Tương tự với những thành viên tiếp theo của những gia đình có nhân khẩu nhiều người hơn.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đóng bảo hiểm y tế tại nơi không có hộ khẩu thường trú. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào