Sao vợ chồng phải cùng đứng tên trong sổ đỏ?
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung (khoản 1 Điều 40 quy định về Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).
Liên quan Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, Điều 34 Luật này quy định trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả vợ chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành (về nội dung cũng như thủ tục thực hiện) đối với chế định đại diện đứng tên tài sản chung của vợ chồng nên trên thực tế còn có nhiều cách hiểu khác nhau và việc triển khai áp dụng trong một số trường hợp cũng chưa thống nhất.
Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho thấy có hai trường hợp mang tính phổ biến mà vợ chồng “có thỏa thuận khác” liên quan đến tài sản chung:
Trường hợp thứ nhất, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và về nguyên tắc đây là tài sản chung của vợ chồng nhưng vợ, chồng thỏa thuận đây là tài sản riêng của một bên. Trong trường hợp này, vợ hoặc chồng phải lập giấy cam kết là tài sản riêng của người kia. Giấy cam kết này cũng được công chứng viên chứng nhận.
Sau khi có Giấy cam kết này, công chứng viên sẽ chứng nhận giao dịch để một bên đứng tên. Trường hợp sau này người đứng tên (chủ sở hữu) muốn chuyển nhượng (định đoạt nói chung) cho người khác thì phải đồng thời xuất trình văn bản cam kết đã được lập tại cơ quan công chứng trước đây. Việc chuyển nhượng này không đòi hỏi phải có sự tham gia của người không đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Trường hợp thứ hai, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên cả hai vợ chồng. Tuy nhiên do một lý do nào đó mà một bên không có điều kiện thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung thì vợ hoặc chồng lập Giấy ủy quyền có chứng nhận của công chứng viên cho người kia được thay mặt họ thực hiện một số công việc nhất định liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (như cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng...) Sau khi nhận ủy quyền, chỉ một mình người nhận ủy quyền cũng đủ tư cách tham gia giao dịch (trong phạm vi ủy quyền) mà pháp luật không đòi hỏi phải có sự tham gia của người kia.
Do không trái với các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nên hiện nay các cơ quan công chứng vẫn chứng nhận các giao dịch thuộc hai trường hợp nói trên khi có yêu cầu của đương sự.
Liên quan các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như ôtô, xe máy thì về nguyên tắc nếu là tài sản chung của vợ chồng thì trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu cũng phải ghi tên cả hai. Tuy nhiên, thực tế triển khai còn một số hạn chế nhất định nên nhiều trường hợp là tài sản chung nhưng cũng chỉ đứng tên một người. Tuy vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng thì khi chuyển nhượng, công chứng viên vẫn yêu cầu có sự tham gia của vợ chồng trên các hợp đồng giao dịch.
Để vừa phù hợp với điều kiện cá nhân mà vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, vợ chồng bạn có thể lựa chọn theo phương thức được mô tả ở trường hợp thứ hai trên đây. Theo đó, vợ chồng bạn cùng đứng tên trên Hợp đồng chuyển nhượng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, bạn đến cơ quan công chứng lập Giấy ủy quyền cho vợ bạn theo các nội dung mà vợ chồng đã thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?