Phân cấp quản lý cơ sỏ kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Phân cấp quản lý cơ sỏ kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 8 Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 - 200 suất ăn/lần phục vụ.
3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.
4. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, nếu cần thiết, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phân cấp quản lý cơ sỏ kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2014/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?