Yêu cầu cơ bản về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai
Yêu cầu cơ bản về hạ tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu của việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai được quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
a) Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải được tổ chức thực hiện theo từng đơn vị hành chính cấp huyện và ưu tiên thực hiện trước đối với khu vực đô thị, ven đô thị và các địa bàn hành chính có mức độ giao dịch đất đai lớn.
b) Đối với địa phương triển khai thực hiện đồng bộ việc đo đạc lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản đồ địa chính và đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận phải thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính lồng ghép với quá trình đo đạc, chỉnh lý hoàn thiện bản đồ địa chính và đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Đơn vị tư vấn thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải được Tổng cục Quản lý đất đai thẩm định, đánh giá về năng lực thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương.
Đơn vị tư vấn gửi hồ sơ về Tổng cục Quản lý đất đai để thẩm định năng lực, hồ sơ gồm có:
- Văn bản về nội dung, khối lượng nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dự kiến thực hiện;
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đo đạc bản đồ địa chính và quản lý đất đai;
- Danh mục và số lượng các loại thiết bị công nghệ của đơn vị sẽ được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
- Danh sách cán bộ đăng ký tham gia thực hiện, trong đó thể hiện trình độ và chuyên môn đào tạo, chứng chỉ đào tạo về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và kinh nghiệm công tác của từng người;
- Danh mục dự án, công trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã, đang thực hiện hoặc tham gia thực hiện (nếu có).
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Quản lý đất đai phải hoàn thành việc thẩm định và thông báo kết quả cho Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị tư vấn biết.
d) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp và các đơn vị khác có liên quan đến việc khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai phải được kiện toàn bộ máy, cán bộ để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, các vị trí chức danh chuyên môn và bố trí đủ số lượng cán bộ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khai thác sử dụng, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương.
đ) Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương phải có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin trình độ từ đại học trở lên để thực hiện việc cài đặt phần mềm, quản lý hệ thống; giám sát, xử lý sự cố cho hệ thống máy chủ; sao lưu cơ sở dữ liệu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về yêu cầu cơ bản về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu của việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2013/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?