Quyền hạn của Hội đồng thành viên Công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Quyền hạn của Hội đồng thành viên Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam quy định tại Điều 28 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 06/2015/NĐ-CP về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cụ thể như sau:
1. Hội đồng thành viên thực hiện chức năng quản lý Công ty mẹ, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Công ty mẹ.
2. Nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn nhà nước giao. Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ, đảm bảo thực hiện mục tiêu nhà nước giao cho Công ty mẹ. Lập phương án, đề nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng vốn điều lệ của Công ty mẹ.
3. Trình Bộ Công Thương: Phê duyệt chủ trương trước khi quyết định đầu tư và xây dựng, đầu tư ra ngoài Công ty mẹ, hợp đồng nhượng, bán tài sản vượt mức phân cấp cho Hội đồng thành viên; chấp thuận phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các Quỹ.
4. Ngoài thẩm quyền quy định tại Quy chế này, Hội đồng thành viên quyết định các vấn đề sau đây:
a) Tỷ lệ trích các quỹ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Công ty mẹ là chủ sở hữu;
b) Ban hành quy chế nội bộ về quản lý tài chính Công ty mẹ, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, năng suất lao động, các định mức chi phí tài chính và các định mức khác;
c) Các chỉ tiêu kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm của Công ty mẹ;
d) Cử người đại diện phần vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
5. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty mẹ, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế, xử lý các khoản lỗ sau khi được Bộ Công Thương chấp thuận; thực hiện việc công bố, công khai các báo cáo tài chính hàng năm theo quy định.
6. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc, các đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, các mục tiêu nhà nước giao cho công ty theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty thành viên theo quy định của Nhà nước.
8. Phê duyệt đề án góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ để thành lập mới các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
9. Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về đầu tư.
10. Quyết định các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền hạn của Hội đồng thành viên Công ty mẹ - Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 06/2015/NĐ-CP
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?