Trường hợp trích xuất và công tác quản lý, giám sát khi trích xuất người bị kết án tử hình được quy định như thế nào?
Các trường hợp trích xuất và công tác quản lý, giám sát khi trích xuất người bị kết án tử hình được quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định việc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
1. Việc trích xuất đưa người bị kết án tử hình ra khỏi buồng giam được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Gặp luật sư hoặc người bào chữa khác. Luật sư hoặc người bào chữa khác khi gặp phải có giấy chứng nhận bào chữa cho người bị kết án tử hình do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Gặp thân nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
c) Gặp làm việc với cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hoặc gặp tiếp xúc, làm việc với cơ quan có liên quan như: Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Lãnh sự, Ngoại giao, tổ chức quốc tế theo quy định.
2. Việc trích xuất đưa người bị kết án tử hình ra khỏi buồng giam trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, do Giám thị trại tạm giam quyết định và ra lệnh trích xuất đồng thời phải bố trí cán bộ quản giáo, cảnh sát vũ trang bảo vệ dẫn giải và canh gác, giám sát chặt chẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn; các trường hợp gặp chỉ được thực hiện ở buồng thăm gặp hoặc buồng làm việc của trại tạm giam và người bị kết án tử hình phải bị cùm chân trong suốt quá trình gặp. Người đến gặp phải chấp hành đúng các quy định của trại tạm giam. Kết thúc cuộc gặp cán bộ trại tạm giam phải lập biên bản về nội dung cuộc gặp, có chữ ký của người đến gặp và người bị kết án tử hình.
3. Việc trích xuất đưa người bị kết án tử hình ra khỏi trại tạm giam được thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Chuyển người bị kết án tử hình đến nơi giam khác theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
b) Người bị kết án tử hình bị bệnh nặng phải chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước để khám và điều trị khi có lệnh trích xuất của Giám thị trại tạm giam.
c) Thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử khi có lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
d) Đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình.
4. Trong mọi trường hợp, khi áp giải người bị kết án tử hình theo lệnh trích xuất, người bị kết án tử hình đều phải bị khóa tay, cùm chân (loại cùm chân dùng cho người bị áp giải) và ghi vào sổ theo dõi theo mẫu quy định. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ áp giải phải có kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo vệ, canh gác, áp giải, giám sát chặt chẽ và bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp trích xuất và công tác quản lý, giám sát khi trích xuất người bị kết án tử hình. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 39/2012/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?