Học liên thông hệ chính quy có phải là hệ chính quy tập trung không?
Tại Điều 4, Chương I, Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội đã quy định:
1. Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học.
2. Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học.
3. Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo.
4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo.
5. Liên thông trong giáo dục đại học là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.
6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo.
7. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.
8. Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
Và tại Quyết định số 153/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội năm 2013 có quy định 03 hình thức tuyển dụng công chức cấp xã, cụ thể như sau:
Xét tuyển và bổ nhiệm đối với chức danh Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã;
Kiểm tra, sát hạch để tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển đối với trường hợp đăng ký dự tuyển vào công chức cấp xã thuộc diện tốt nghiệp đại học chính quy tập trung loại giỏi trở lên ở trong nước hoặc loại khá trở lên ở nước ngoài, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ (có bằng đại học hệ chính quy tập trung) của ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;
Tổ chức thi tuyển đối với các trường hợp dự tuyển còn lại vào các chức danh công chức: Văn phòng – Thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn), Địa chính – nông nghiệp – xây dựng – môi trường (đối với xã); Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hoá – Xã hội.
Để biết thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ đến Phòng Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, Sở Nội vụ Hà Nội.
Địa chỉ: 18B, Lê Thánh Tông, Hà Nội
Số điện thoại: 04 3.734.75.71.
Website: http://sonoivu.hanoi.gov.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?