Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm trong lĩnh vực hàng hải. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Hồng Minh (minh****@gmail.com)

Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường được quy định tại Điều 118 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017) như sau:

1. Tất cả các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải chấp hành những yêu cầu sau đây:

a) Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trạng thái ngừng hoạt động, niêm phong kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ; việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự giám sát trực tiếp của nhân viên Cảng vụ hàng hải đó. Thủ tục được thực hiện như sau:

- Người tiến hành thủ tục gửi trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng hải văn bản theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị chấp thuận tiến hành tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị;

- Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải phải có văn bản trả lời, gửi văn bản trả lời trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến người tiến hành thủ tục; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

b) Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầu hoặc các chất có đặc tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát nước mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn;

c) Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký và sẵn sàng xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết.

Trên đây là quy định về Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ dự án đầu tư phải trang bị gì cho việc chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
Thư Viện Pháp Luật
273 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào