Nghỉ việc chỉ báo trước 4 ngày có là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

Bạn đọc có địa chỉ facebook N.C.C.T trình bày: Tôi bắt đầu ký HĐLĐ 1 năm ngày 20.1.2016. Giữa tháng 2.2017 Công ty  đưa HĐLĐ mới cho tôi ký. Khi đó tôi đang có ý định thôi việc nên đã không đồng ý ký HĐLĐ mới. Ngày 1.3, tôi nộp đơn xin thôi việc và ngày 5.3 thì nghỉ việc. Phòng Nhân sự thông báo tôi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật nên sẽ bị Công ty phạt số ngày đáng lẽ tôi phải làm thêm là 45 ngày sau khi nộp đơn thôi việc, cộng thêm sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp. Công ty làm như vậy có đúng luật không?

Khi vào làm việc, HĐLĐ của bạn với Công ty là xác định thời hạn 12 tháng, đến ngày 19.1.2017, khi hết hạn thì đương nhiên sẽ chấm dứt. Lẽ ra, khi đó hai bên phải ký HĐLĐ mới, nhưng hai bên không ký và bạn tiếp tục làm việc đến tháng 1.3.2017 mới xin nghỉ, do đó lúc này, HĐLĐ xác định thời hạn của bạn đã mặc nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012, thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với Cty mà không cần lý do, nhưng phải thông báo trước 45 ngày, trừ trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền (Điều 156 BLLĐ). 

Do đó, nếu bạn không phải là lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, mà chỉ báo trước 4 ngày đã nghỉ việc, thì thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Điều 43 BLLĐ 2012 quy định, nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng trái luật, thì phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ; nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc (nếu có) và trợ cấp thất nghiệp. Do đó, việc Cty trả lời bạn như trên là có cơ sở.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi thường nửa tháng tiền lương khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ ngang sau dịp lễ Giỗ Tổ có đúng quy định? Những trường hợp nào khi nghỉ việc mà không cần báo trước?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải bồi thường 02 tháng lương khi công ty chấm dứt hợp đồng do COVID 19 mà không báo trước không?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động nghỉ việc trái luật
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động tự ý bỏ việc là đơn phương chấm dứt trái pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt hợp đồng do dịch bệnh mà không báo trước có bắt buộc nhận NLĐ trở lại làm việc?
Hỏi đáp pháp luật
NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Hỏi đáp pháp luật
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do có thai là trái quy định của pháp luật
Hỏi đáp pháp luật
Bị kỷ luật và chấm dứt HĐLĐ không hợp lệ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
299 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào