Việc bố trí phòng thi học sinh giỏi cấp quốc gia được quy định như thế nào?
Bố trí phòng thi học sinh giỏi cấp quốc gia được quy định tại Điều 25 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT như sau:
1. Các quy định chung:
a) Xếp số báo danh theo thứ tự a, b, c... của tên thí sinh trong danh sách dự thi của mỗi môn thi.
b) Đối với buổi thi viết, sắp xếp chỗ ngồi cho các thí sinh trong phòng thi đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo hàng ngang giữa hai thí sinh là 1,2 mét.
c) Mỗi phòng thi có ít nhất ba (03) giám thị, gồm ít nhất hai (02) giám thị trong phòng thi và một (01) giám thị ngoài phòng thi.
d) Đối với phòng thi môn Tin học, đảm bảo:
- Mỗi thí sinh được sử dụng một máy vi tính riêng biệt; mỗi phòng thi có ít nhất một (01) máy vi tính kèm máy in laser dùng riêng để in bài làm của thí sinh; có ít nhất hai (02) máy vi tính và một (01) máy in laser dự phòng;
- Các máy vi tính trong phòng thi tương đương về cấu hình, có ổ đọc và ghi đĩa CD; được cô lập, không liên hệ với bất kỳ thiết bị, phương tiện nào trong và ngoài phòng thi; được đặt ngày, giờ chính xác trong hệ thống; được quét sạch virus; được cài đặt phần mềm trước ngày thi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không được cài đặt bất kỳ phần mềm và tài liệu nào khác;
- Các máy vi tính trong phòng thi được bố trí sao cho hai máy cách nhau tối thiểu 1,2 mét theo hàng ngang và mỗi thí sinh không nhìn thấy màn hình máy vi tính của thí sinh khác.
2. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Mỗi phòng thi bố trí không quá 24 thí sinh.
b) Bố trí phòng thi của buổi thi viết và buổi thi môn Tin học:
- Mỗi phòng thi viết môn Ngoại ngữ có 01 bộ máy nghe đĩa CD và loa; có ít nhất 02 bộ máy nghe đĩa CD và loa dự phòng chung cho tất cả các phòng thi Ngoại ngữ;
- Đối với Hội đồng coi thi ghép, bố trí tất cả thí sinh của các đội tuyển cùng môn thi trong một phòng thi riêng;
- Đối với các Hội đồng coi thi khác:
+ Bố trí tất cả thí sinh của mỗi đội tuyển môn Ngoại ngữ, môn Tin học trong một phòng thi riêng;
+ Bố trí trong một phòng thi tất cả thí sinh của ít nhất hai (02) trong số các đội tuyển còn lại.
- Trường hợp không thể bố trí phòng thi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, đoạn 2 và đoạn 3 điểm b khoản 2 của Điều này, Thủ trưởng đơn vị dự thi sở tại phải báo cáo bằng văn bản với Trưởng ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
c) Việc bố trí phòng thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và thi nói đối với các môn Ngoại ngữ: thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
a) Bố trí tất cả thí sinh của mỗi môn thi trong một phòng thi riêng.
b) Việc bố trí phòng thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học: thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc bố trí phòng thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?