Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm rà soát đánh giá độc lập thủ tục hành chính trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính trong các trường hợp sau đây:
a) Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả thực hiện thủ tục hành chính này là tiền đề để thực hiện thủ tục hành chính tiếp theo;
c) Thủ tục hành chính, qua phát hiện hoặc theo thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức, còn rườm rà, khó thực hiện, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế và đời sống của nhân dân.
Nội dung này được sửa đổi theo Điểm b Khoản 12 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP
Trên đây là quy định về các tường hợp Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính. Để hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm Nghị định 63/2010/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?