Quy định về người giám hộ
Khoản 1, Điều 22 Bộ Luật dân sự quy định: Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, theo yêu cầu của người có quyền, Tòa sẽ ra quyết định mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Do vậy, bạn cần phải có quyết định của Tòa án tuyên bố bạn bị mất năng lực hành vi dân sự.
Khoản 2 Điều 62 cũng quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự: Trường hợp cả cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong 2, nhưng người kia không đủ điều kiện giám hộ thì con cả sẽ là người giám hộ. Nếu con cả không đủ điều kiện thì mới đến người con kế tiếp.
Với trường hợp của bạn, do mẹ đã mất nên bạn đương nhiên là người giám hộ. Trường hợp bạn không đủ điều kiện thì người em thứ 2 sẽ là người giám hộ. Người em út của bạn chỉ trở thành người giám hộ khi người em thứ 2 của bạn không đủ điều kiện.
Nếu cả 3 người không đủ điều kiện làm giám hộ cho bố bạn thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
Theo Điều 60 của bộ luật, quy định điều kiện làm giám hộ như sau:
1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2) Có tư cách đạo đức tốt, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
3) Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Về quản lý tài sản của người được giám hộ, tại Điều 69 quy định: Người giám hộ được thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, cho thuê, vay mượn hoặc cầm cố, thế chấp… và các giao dịch khác đối với tài sản của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Như vậy, người giám hộ có quyền đại diện cho bố bạn trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch, nhưng phải vì lợi ích của bố bạn và phải được sự đồng ý của người giám sát.
Người giám sát việc giám hộ là một trong ba anh em bạn, được cử ra để theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, giải quyết kịp thời những đề nghị của người giám hộ.
Điều 69 cũng nêu rõ: Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ, có sự đồng ý của người giám sát.
Theo đó, người giám hộ của bố bạn không được đem tài sản của bố bạn tặng cho người khác hay thực hiện các giao dịch khác với chính mình, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của bố bạn, có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Như vậy, nếu em trai út trở thành người giám hộ của bố bạn thì người này cũng không có quyền chiếm hưởng toàn bộ tài sản của bố bạn, không có toàn quyền quyết định việc tặng cho, mua bán,... tài sản của bố bạn cho người khác. Sau khi bố bạn mất, di sản của bố bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho ba anh em bạn nếu bố bạn không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?