Đình chỉ hoạt động trường mầm non được quy định như thế nào?
Đình chỉ hoạt động trường mầm non được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu với quy định này thì trường mầm non X sẽ không bị đình chỉ hoạt động giáo dục (vì việc không triển khai hoạt động giáo dục kể từ khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là ngày 10/10/2016 đến nay vẫn chưa đủ 1 năm).
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đình chỉ hoạt động trường mầm non. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?