Người có công đã từ trần, thân nhân có được hỗ trợ sửa nhà?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD ngày 1/7/2013 của Bộ Xây dựng xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở, đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện:
- Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
- Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15/6/2013 (ngày Quyết định 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện: Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới; nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà.
Theo trình bày của bà Đỗ Thị Nhinh, bố của bà là bệnh binh 2/3, hưởng mất sức lao động 61%, đã chết năm 2002. Như vậy, hộ gia đình của mẹ bà Nhinh không đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải là người có công với cách mạng đang sinh sống tại nhà ở đề nghị hỗ trợ, nhưng bố của bà Nhinh đã chết năm 2002 (trước khi Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?