Áp dụng biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp

Biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp được áp dụng như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên của trường Đại học Luật TP.HCM, hiện tại tôi muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề an ninh quốc gia, nhưng những nội dung này tôi còn chưa rõ lắm. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Khánh Huyền (huyen***@gmail.com)

 

Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp được quy định tại Điều 21 Luật An ninh Quốc gia 2004 như sau:

1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:

a) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;

b) Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

c) Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;

d) Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;

đ) Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;

e) Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;

g) Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;

h) Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;

i) Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật An ninh Quốc gia 2004.

Trân trọng!

 

An ninh quốc gia
Hỏi đáp mới nhất về An ninh quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia bị tước các quyền gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường vận hành của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp nghiệp vụ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
An ninh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
An ninh quốc gia là gì? Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào hệ thống thông tin bị đưa ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động xâm phạm an ninh Quốc gia là gì? Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật có thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh Quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia? Các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh quốc gia
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào