Không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng bị xử phạt thế nào?
Không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 50 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:
Phạt tiền đối với một trong các hành vi, không cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu, sổ sách để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác; khai báo sai thực tế sản lượng khai thác khoáng sản hàng năm, kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác; không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 12 tháng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 33/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 15/03/2023 gồm gì?
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 được thưc hiện dựa trên cơ sở nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền kỷ luật khiển trách tổ chức Đảng vi phạm kỷ luật?
- Trường phổ thông dân tộc bán trú có cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Sẽ được cấp mới giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh trong những trường hợp nào?