Công tác tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy được quy định như thế nào?
Tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy được quy định tại Điều 2 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT như sau:
1. Các trường có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:
a) Xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành. Trong đó Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các môn thi thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi;
b) Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GDĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này;
c) Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (sau đây gọi chung là các trường đặc thù): xác định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, đề thi minh họa đối với các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt và phương thức xét tuyển.
2. Các trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:
a) Lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học;
Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;
b) Nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của các trường khác để xét tuyển phải quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh của trường;
c) Có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành;
d) Đảm bảo các yêu cầu: Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.
3. Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh; thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
4. Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm, báo cáo Bộ GDĐT kết quả tuyển sinh trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?