Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng
Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 11 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau:
1. Thực hiện phân bổ chỉ tiêu nhà ở công vụ bảo đảm tỷ lệ phù hợp giữa các đối tượng khi nhu cầu thuê nhà ở công vụ của cán bộ, nhân viên vượt quá số lượng nhà ở công vụ hiện có và bảo đảm có quỹ nhà ở dự phòng; quyết định người được thuê nhà ở công vụ.
2. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu để thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ.
3. Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở công vụ.
4. Ban hành hoặc quyết định giá thuê nhà ở công vụ.
5. Quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
6. Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được giao quản lý sử dụng nhà ở công vụ thực hiện các quyền quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 5 Điều này; phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ sau khi có văn bản thẩm tra của Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần và ban hành hoặc quyết định giá thuê nhà ở công vụ sau khi có văn bản thẩm tra giá của Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng.
Trên đây là quy định về Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 68/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?