Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của cảng cạn
Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của cảng cạn được quy định tại Điều 39 Nghị định 38/2017/NĐ-CP về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn như sau:
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn gồm: Hải quan, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật và các cơ quan chức năng liên quan khác có trách nhiệm:
a) Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của bộ, ngành mình theo quy định của pháp luật; không được gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp khai thác cảng cạn, chủ phương tiện, chủ hàng và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong khu vực cảng cạn;
b) Tùy theo nhu cầu thực tế, bố trí nhân sự thường trực hoặc không thường trực trong khu vực cảng cạn để đảm bảo thực hiện các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, trung chuyển, kiểm dịch y tế và các thủ tục khác đối với hàng hóa thông qua khu vực cảng cạn một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức công bố, hướng dẫn và triển khai thực hiện Nghị định này. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện cụ thể của địa điểm thông quan để quyết định công bố mở cảng cạn theo quy định tại Nghị định.
3. Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động của các điểm thông quan đảm bảo các điểm thông quan được bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
4. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện Nghị định này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng cạn; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Trên đây là quy định về Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của cảng cạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 38/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?