Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được quy định thế nào?
Xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được quy định tại Điều 43 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
1. Người thụ hưởng có quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người bị ký phát thanh toán vào ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn năm ngày làm việc tiếp theo.
2. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu đòi nợ sau thời hạn ghi trên hối phiếu đòi nợ, nếu việc chậm xuất trình do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra. Thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thanh toán.
3. Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán là “ngay khi xuất trình” phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
4. Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Do người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình;
b) Hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán;
c) Xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này.
5. Người thụ hưởng có thể xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Việc xác định thời điểm xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?
- Mùng 2/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 2 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?