Phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống tội phạm về ma túy được thực hiện như thế nào?
Phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống tội phạm về ma túy được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống tội phạm về ma túy như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin
1. Nội dung thông tin, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy gồm:
a) Tình hình tội phạm về ma túy trên thế giới; chính sách, pháp luật của các nước về vấn đề ma túy; thông tin tội phạm về ma túy có liên quan đến Việt Nam do các nước và tổ chức quốc tế trao đổi; tình hình tội phạm về ma túy tại khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển.
b) Kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy của từng cơ quan; kết quả xử lý tin báo, tố giác tội phạm ma túy ở khu vực biên giới; dự báo xu hướng, tình hình tội phạm về ma túy; phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động của các đối tượng phạm tội; các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm; các đối tượng truy nã về ma túy;
c) Quy trình, quy chế công tác, kinh nghiệm và các biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy của các cơ quan chuyên trách;
d) Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ có thể áp dụng phục vụ công tác phòng, chống tội phạm về ma túy;
đ) Các loại ma túy mới và các văn bản quy phạm pháp luật mới trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy;
e) Thông tin, tài liệu khác theo đề nghị khi có yêu cầu.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có trách nhiệm thông báo, chia sẻ kịp thời các thông tin, tài liệu về hoạt động của tội phạm ma túy có liên quan đến khu vực, địa bàn do lực lượng khác chủ trì để phối hợp giải quyết.
Như vậy, phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống tội phạm về ma túy được thực hiện theo quy định nêu trên.
Phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống tội phạm về ma túy được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm về ma túy ra sao?
Tại Điều 9 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm về ma túy như sau:
Phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
1. Các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phối hợp tổ chức lực lượng, phương tiện và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy; trao đổi nghiệp vụ để điều tra, xử lý vụ án, vụ việc theo yêu cầu.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phối hợp với cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân cùng cấp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tại các khu vực, địa bàn quản lý
a) Tại những địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có kế hoạch triển khai các biện pháp nghiệp vụ tập trung giải quyết;
b) Khi cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có yêu cầu phối hợp thực hiện công tác nghiệp vụ trinh sát ở khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển, thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có trách nhiệm phối hợp trao đổi thông tin và hỗ trợ triển khai thực hiện;
c) Khi cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về ma túy ở nội địa liên quan đến khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển, thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp trao đổi thông tin và hỗ trợ triển khai thực hiện.
Theo đó, việc phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm về ma túy được thực hiện như trên.
Phối hợp đấu tranh chuyên án và điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc cụ thể về phòng, chống tội phạm về ma túy như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định về phối hợp đấu tranh chuyên án và điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc cụ thể về phòng, chống tội phạm về ma túy như sau:
Phối hợp đấu tranh chuyên án và điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc cụ thể
1. Các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy phối hợp xác lập, đấu tranh chuyên án trong các trường hợp sau:
a) Đối với các chuyên án ma túy do cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan xác lập đấu tranh có đối tượng liên quan đến địa bàn nội địa thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân chủ động phối hợp, thực hiện theo yêu cầu và tiếp nhận kịp thời hồ sơ, vật chứng liên quan để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Đối với các chuyên án ma túy do cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân xác lập đấu tranh, có đối tượng liên quan đến khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phối hợp, thực hiện theo yêu cầu;
c) Đối với những chuyên án ma túy phức tạp, đối tượng có liên quan đến nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, có tính quốc tế thì các cơ quan phối hợp thành lập Ban chuyên án chung để đấu tranh, khám phá. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc lực lượng nào phát hiện thì đồng chủ trì với cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, các cơ quan còn lại phối hợp tham gia; thẩm quyền phê duyệt thành lập Ban chuyên án chung là cấp trên một cấp của đơn vị xác lập chuyên án; thành lập Ban Chỉ đạo chuyên án: lực lượng Công an là Trưởng ban chỉ đạo, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan là thành viên; Ban Chỉ đạo chuyên án là cấp trên một cấp của Ban chuyên án;
d) Trường hợp cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan tại địa bàn, khu vực quản lý của mình, nếu phát hiện thông tin, tài liệu có căn cứ xác lập chuyên án thì chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy khác xác lập chuyên án để đấu tranh.
2. Các cơ quan chuyên trách phối hợp trong quá trình điều tra tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật về ma túy theo quy định của pháp luật.
a) Trường hợp cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có yêu cầu thực hiện các hoạt động nghiệp vụ điều tra về tội phạm ma túy ở khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân hoàn thành nhiệm vụ;
b) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan khi các cơ quan này có yêu cầu phối hợp điều tra, xử lý về tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy trong nội địa;
Khi nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan về việc truy bắt đối tượng, truy tìm phương tiện, vật chứng có liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy từ biên giới, cửa khẩu hoặc trên biển vào nội địa, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có trách nhiệm triển khai ngay lực lượng phối hợp bắt giữ, truy tìm. Sau khi bắt giữ được đối tượng, truy tìm được phương tiện, vật chứng thì khẩn trương thông báo và bàn giao hồ sơ, đối tượng, vật chứng, phương tiện cho cơ quan yêu cầu để tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Sau khi kết thúc điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, các cơ quan thông báo kết quả phối hợp với nhau và thống nhất tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy chủ trì, đề xuất thành lập Tổ công tác phối hợp liên ngành; các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy khác cử cán bộ tham gia. Tổ công tác tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?