Phòng vệ chính đáng sẽ không phạm tội
Sở dĩ pháp luật không coi phòng vệ chính đáng là tội phạm nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại hành vi tội phạm cũng như ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại do hành vi đó gây ra.
Như vậy. hành động phòng vệ chính đáng theo luật định có phạm vi rất rộng. Nó không chỉ là hành động chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm tới lợi ích của mình mà còn có thể chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc của người khác.
Điều luật chỉ quy định “chống trả lại một cách cần thiết” chứ không đòi hỏi phải tương xứng do vậy vẫn có thể sử dụng các công cụ, phương tiện mà có thể gây nguy hiểm hơn so với công cụ, phương tiện mà người có hành vi xâm phạm đang sử dụng.
Thậm chí, người có hành động phòng vệ có thể sử dụng công cụ, phương tiện để chống trả khi người đang có hành vi xâm phạm chỉ tay không. Pháp luật chỉ quan tâm đến thiệt hại mà người có hành động phòng vệ gây ra có vượt quá giới hạn hay không, có nằm trong mức độ cho phép để việc chống trả được coi là cần thiết hay không.
Tuy nhiên luật không đòi hỏi thiệt hại mà hành vi phòng vệ gây ra cũng phải ngang bằng thiệt hại mà người tấn công đe dọa gây ra. Nhiều trường hợp phòng vệ chính đáng chỉ phát huy hiệu quả khi phải gây thiệt hại lớn hơn cho kẻ tấn công, có như vậy mới có thể chấm dứt được hành vi tấn công. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa người phòng vệ muốn gây thiệt hại đến mức nào cũng được.
Nhìn chung, việc đánh giá có là phòng vệ chính đáng hay không là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải đặt sự việc trong hoàn cảnh cụ thể, phải so sánh tương quan lực lượng, xem xét tính chất quan hệ xã hội mà kẻ tấn công đang xâm phạm, phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ tấn công sử dụng cũng như điều kiện, khả năng phòng vệ của người phòng vệ…
Như vậy, các quy định về phòng vệ chính đáng chỉ mang tính định tính chứ không định lượng cụ thể. Do đó, với trường hợp bạn hỏi, chúng tôi không thể đưa ra một đáp án cụ thể được. Người bị tấn công trong từng trường hợp cụ thể phải tự phán đoán, quyết định phòng vệ thế nào và đến mức nào. Nếu kẻ trộm tấn công bằng dao, cách phòng vệ hoàn toàn khác với việc kẻ trộm tấn công bằng tay không.
Khoản 2 Điều 15 quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. Quy định này có thể hiểu là người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó (Chỉ thị 07/TATC ngày 22/12/1983 của TAND tối cao).
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phòng vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?