Có bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh tại tất cả bệnh viện tuyến huyện
Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa tại bệnh viện tuyến huyện của bất kỳ địa phương nào trên cả nước đều được coi là đúng tuyến dù nơi đăng ký ban đầu của người đó ở đâu.
Vấn đề này căn cứ theo nội dung Công văn số 943/BHXH-CSYT ngày 21.3.2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại khoản 2 quy định: “Trường hợp người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến huyện từ ngày 1.1.2016 đến ngày công văn này được ký, ban hành, có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ nhưng chưa được hưởng quyền lợi BHYT tại bệnh viện: BHXH các tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, tổ chức giám định để chi trả trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.
Ngoài ra căn cứ theo điểm c, khoản 3, Điều 22, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015, thì từ ngày 1.1.2016, người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến huyện được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng.
Đồng thời, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và được Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng (khoản 4, Điều 22). Các đối tượng là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được áp dụng quy định nêu trên từ ngày 1.10.2015. Chiếu theo quy định nêu trên thì khi người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện của bất kỳ địa phương nào trên cả nước đều được coi là đúng tuyến dù nơi đăng ký ban đầu của người đó ở đâu. Còn trong địa bàn tỉnh thì chỉ thực hiện thông tuyến huyện. Điều này có nghĩa là: Nếu người lao động đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện huyện hoặc phòng khám đa khoa, hoặc trạm y tế cấp xã thì cũng được đến khám chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã nào trong địa bàn tỉnh đều được coi là đúng tuyến.
Trước đây, để có thể khám chữa bệnh đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến huyện của Đà Nẵng thì người dân ngoại tỉnh, ngoài việc có thẻ BHYT thì phải có giấy tạm trú tại nơi làm việc. Nay bệnh nhân đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến thành phố hay trung ương tại Đà Nẵng nhưng khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện cũng sẽ được xem là đúng tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?