Các công việc chính được thực hiện trong công tác tổ chức quản lý công tác an toàn mỏ
Các công việc chính được thực hiện trong công tác tổ chức quản lý công tác an toàn mỏ được quy định cụ thể tại Điều 100 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, theo đó, để công tác an toàn mỏ hoạt động có hiệu quả, đảm bảo theo đúng quy định văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các đơn vị xây dựng và hoạt động khai thác, các mỏ lộ thiên phải thực hiện công việc chính như sau:
1. Thành lập bộ phận kỹ thuật an toàn mỏ và giao cho cán bộ chuyên trách công tác an toàn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc điều hành mỏ; chức năng, nhiệm vụ công tác an toàn do Giám đốc mỏ phân công.
2. Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động.
3. Xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, chống sét và quản lý theo dõi việc kiểm định, cấp giấy phép sử dụng đối với các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Xây dựng kế hoạch an toàn - bảo hộ lao động hàng năm và phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trong toàn mỏ.
5. Phổ biến các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước hiện hành; các nội quy, quy chế về an toàn - bảo hộ lao động của ngành, của mỏ đến người lao động.
6. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi, giám sát việc thực hiện.
7. Tổ chức huấn luyện định kỳ về công tác an toàn - bảo hộ lao động cho người lao động.
Hướng dẫn an toàn cho khách đến thăm quan, thực tập và làm việc tại mỏ.
8. Tổ chức đo đạc quan trắc các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với chủ mỏ các biện pháp quản lý, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động.
9. Tổ chức điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động, sự cố xảy ra ở mỏ; phối hợp các bộ phận liên quan đề xuất các giải pháp khắc phục.
10. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về bảo hộ lao động; tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi của mỏ và đề xuất các biện pháp khắc phục.
11. Tổng hợp và báo cáo với chủ mỏ giải quyết kịp thời các kiến nghị hoặc đề xuất về công tác an toàn - bảo hộ lao động của mỏ; và các kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra.
12. Lập báo cáo về an toàn, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
Trên đây là tư vấn về các công việc chính được thực hiện trong công tác tổ chức quản lý công tác an toàn mỏ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?