Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn nhưng trước đó không hỏi ý kiến con từ đủ 9 tuổi trở lên thì quyết định ly hôn có giá trị pháp lý không?
Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng mà trước đó không hỏi ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên là chưa đầy đủ. Pháp luật quy định khi giải quyết ly hôn cần phải hỏi ý kiến con từ đủ 9 tuổi trở lên là cần thiết nhằm xem xét nguyện vọng của con, bảo đảm quyền lợi chính đáng của con
Giá trị pháp lý của quyết định công nhận thuận tình ly hôn được xác định tùy thuộc và từng trường hợp sau đây:
- Nếu ý kiến nguyện vọng của con phù hợp với thỏa thuận của vợ chồng thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con.
- Nếu ý kiến nguyện vọng của con khác với sự thỏa thuận của vợ chồng thì Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử và quyết định việc giao con cho ai nuôi.
Do đó, nếu không có khiếu nại thì quyết định công nhận thuận tình ly hôn không bị xem xét lại.
Nếu có khiếu nại về việc nuôi con thì Tòa án cấp giám đốc thẩm cần hỏi ý kiến của con: nếu ý kiến nguyện vọng của con phù hợp với thỏa thuận của bố mẹ thì không phải xem xét lại quyết định công nhận thuận tình ly hôn đã có hiệu lực pháp luật; nếu ý kiến nguyện vọng của con không phù hợp với thỏa thuận của bố mẹ thì phải xem xét lại quyết định công nhận thuận tình ly hôn đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?