Lỗi sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó, tức là người có hành vi nguy hiểm không có lỗi trong việc gây ra hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Không có lỗi cũng tức là hành vi của họ không cấu thành tội phạm
Sự kiện bất ngờ được quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự, nhưng cho đến nay các sách báo cũng ít để cập đến sự kiện bất ngờ, nếu có cũng chỉ đề cập khi phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong cuộc sống cũng như thực tiễn xét xử, sự kiện bất ngờ xảy ra cũng phải ít và cũng không ít trường hợp do không đánh giá đúng các điều kiện của chế định này nên đã kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
Sự kiện bất ngờ là hành vi gây thiệt hại không bị coi là có lỗi cố ý hoặc vô ý phạm tội được quy định tại Điều 9 và Điều 10Bộ luật hình sự chứ không phải lỗi theo khái niệm thông thường.
Một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thuộc một trong hai trường hợp sau:
a) Không thể thấy trước hậu quả của hành vi
Không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, người đó không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Thông thường người có hành vi gây ra hậu quả đó cho rằng mình không thể thấy trước được hậu quả, còn người bị thiệt hại thì lại cho rằng người có hành vi có thể thấy trước được hậu quả nhưng vẫn hành động.
Vì vậy, khi đánh giá một người có hành vi gây ra hậu quả có thể thấy trước được hậu quả của hành vi hay không phải căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan khi xảy ra sự việc. Về khách quan, trong hoàn cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng không thấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm, còn về chủ quan phải xem xét các đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây ra hậu quả như: tuổi, trình độ hiểu biết, bệnh tật và những đặc điểm về nhân thân khác có ảnh hưởng dến nhận thức của họ.
b) Không buộc phải thấy trước
Không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó.
Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, nên giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý do cẩu thả có những điểm giống nhau và khác nhau, khi không có căn cứ xác định người có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc trường hợp do sự kiện bất ngờ. Vì vậy, khi nghiên cứu sự kiện bất ngờ, chúng ta không thể không nghiên cứu hình thức lỗi vô ý vì cẩu thả.
Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. Cẩu thả là không cẩn thận trước khi hành động, nếu cẩn thận thì hậu quả sẽ không xảy ra.
Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước cũng giống với tiêu chuẩn xác định một người gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Như vậy, giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý vì cẩu thả có đặc điểm giống nhau là người có hành vi đều không thấy trước được hậu quả.
Khi đặt vấn đề không buộc người gây thiệt hại phải thấy trước hành vi của mình gây ra hậu quả, không chỉ căn cứ vào các văn bản pháp luật cụ thể nào của Nhà nước quy định về việc không buộc mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, trình độ nhận thức của người gây thiệt hại và các tình tiết khác. Thông thường, nếu mọi người nói chung rơi vào hoàn cảnh đó thì cũng không thấy được hậu quả xảy ra, thì người gây thiệt hại cũng được công nhận là gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ.
Sự kiện bất ngờ là trường hợp không có lỗi, nhưng không vì thế mà cho rằng tất cả những trường hợp không có lỗi đều là sự kiện bất ngờ. Trong một số sách báo, các tác giả khi nói về sự kiện bất ngờ thường nêu trường hợp không có lỗi như “ tình trạng không thể khắc phục được ”. Thực ra tình trạng không thể khắc phục được không phải là sự kiện bất ngờ, nhưng vì Bộ luật hình sự không phải là sự kiện bất ngờ, nhưng vì Bộ luật hình sự không quy định trường hợp “ tình trạng không thể khắc phục được ” nên khi phân tích, các tác giả thường gắn trường hợp này với sự kiện bất ngờ. Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, ngoài tình trạng không thể khắc phục được, còn một số trường hợp không bị coi là có lỗi nhưng Bộ luật hình sự chưa quy định như: chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh, sự mạo hiểm chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp, gây thiệt hại trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng 500 lao động nữ thì phải lắp đặt bao nhiêu phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc?
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?