Tính toán khái lược độ cao quốc gia là gì?
Tính toán khái lược độ cao quốc gia được quy định cụ thể tại Mục 12.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao, theo đó:
Tính toán khái lược độ cao là tìm các giá trị chênh cao giữa các dấu mốc và đánh giá chất lượng đo, tính toán khái lược gồm các công việc sau:
- Kiểm tra sổ kiểm nghiệm máy và mia;
- Kiểm tra sổ đo ngắm ngoại nghiệp;
- Lập bảng tính chênh cao và độ cao các điểm;
- Đánh giá chất lượng đo độ cao theo hiệu chênh cao đo và sai số khép của các vòng khép;
- Lập và vẽ sơ đồ đường độ cao (hoặc lưới độ cao).
- Việc tính toán bình sai độ cao hạng I, hạng II và hạng III thuộc vùng núi và núi cao chỉ tiến hành khi đã đưa số cải chính vào chênh cao và hiệu độ cao chuẩn. Chênh cao đã được cải chính khi bình sai có thể coi là các trị đo trực tiếp.
Trên đây là tư vấn về tính toán khái lược độ cao quốc gia. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2008/BTNMT về xây dựng lưới độ cao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?
- Ngày vía Quan Âm năm 2025 là ngày nào? Tổng hợp các ngày vía Quan Âm trong năm 2025?
- Ngày 23 tháng 2 là ngày gì? Ngày 23 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Bình Thuận?