Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh được hướng dẫn tại Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh,theo đó:
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Thương mại các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành.
2. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt về các lĩnh vực thuộc chức năng của cơ quan quản lý cạnh tranh.
3. Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Về cạnh tranh:
a) Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức điều tra xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật.
c) Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ trướng Chính phủ quyết định.
d) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế.
đ) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ.
5. Về xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
b) Thụ lý, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật.
c) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời và quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật.
d) Báo cáo kết quả điều tra lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
6. Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
8. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
9. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
10. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
11. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
12. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.
13. Quản lý tổ chức, đội ngũ công chức, viên chức, tài sản, tài chính được giao theo các quy định và sự phân cấp của nhà nước.
14. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thương mại giao.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh, được quy định tại Nghị định 06/2006/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là bao nhiêu?