Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thực hiện huy động vốn
Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thực hiện huy động vốn được quy định tại Điều 11 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
1. Doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh theo các quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Việc huy động vốn của doanh nghiệp phải được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn huy động chỉ sử dụng, đầu tư vào mục đích kinh doanh được phê duyệt, trong đó phải tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, không dùng vào mục đích khác, vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.
3. Doanh nghiệp phải xây dựng phương án huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh toán nợ; trường hợp vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì phương án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
4. Việc bảo lãnh cho công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ, các công ty có vốn góp của công ty mẹ huy động vốn, vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện theo các quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu. Các dự án mà công ty mẹ thực hiện bảo lãnh phải được thẩm định, đánh giá đảm bảo hiệu quả, khả năng trả nợ của các công ty được bảo lãnh. Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay do công ty mẹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp.
5. Trường hợp huy động vốn không có hiệu quả hoặc thực hiện việc huy động vốn không đúng quy định, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến tổn thất tài sản, gây thiệt hại cho doanh, nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất tương ứng với thiệt hại, tổn thất đã gây ra cho doanh nghiệp, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
6. Chủ sở hữu giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn huy động tại các doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai sót và không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
7. Hàng năm, đồng thời với việc lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp, doanh nghiệp phải lập kế hoạch huy động vốn; xác định kế hoạch trả nợ các khoản nợ đến hạn trả trong năm tài chính kế tiếp gửi chủ sở hữu, cơ quan tài chính trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo để theo dõi, giám sát.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thực hiện huy động vốn. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 206/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?